Một nhóm bảo tồn tư nhân đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc gia tăng buôn bán các loài chim bị săn bắt trong tự nhiên bởi những người sử dụng phương tiện mạng xã hội như một cách quảng bá bổ – rẻ cho thị trường phi pháp.
Trung tâm nghiên cứu trên cạn và dưới nước của Philippines (PCTAR), nơi theo dõi hoạt động buôn bán các loài chim cũng đã yêu cầu các văn phòng khu vực của Bộ Môi trường và Tài nguyên tìm ra những người đứng sau một số nhóm Facebook “đặc biệt” đang công khai bán các loài chim bắt được ở Luzon.
Một trong số các hội nhóm tên là Chim hoang dã Batangas có hơn 6000 thành viên dù chỉ mới thành lập từ tháng 5. Các nhóm khác thì được thành lập riêng biệt cho hoạt động buôn bán tại tỉnh Laguna và Cavite.
Chủ tịch của PCTAR, Emerson Sy nói rằng hoạt động buôn bán trực tuyến ngày càng gia tăng do lệnh phong tỏa cộng đồng tại các thành phố được áp dụng hồi đầu năm nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Corona (COVID-19).
Theo quan sát của nhóm bảo tồn, các loài chim thông thường, vốn hiếm khi được buôn bán, hiện đang đứng đầu danh sách.
Các loài chim Palawan
Giữa năm 2018-2019, hoạt động buôn bán sôi nổi nhất là các loài chim đến từ đảo Palawan, đặc biệt là loài vẹt xanh, vẹt đuôi vợt và sáo đá (hay còn gọi là yểng). Theo Sy, may mắn thay năm nay các loài chim này đã không còn nằm ở vị trí cao trong danh sách bị săn trộm.
“Đó không thực sự là một sự thay đổi trong sở thích [thị trường]. Bởi vì nguồn cung từ Palawan không còn [do quy định hạn chế di chuyển], các thương nhân sẵn sàng sử dụng bất kì loài chim nào [có sẵn] để thay thế.” Sy phát biểu trong một buổi phỏng vấn qua điện thoại hôm thứ hai.
Một danh sách đến từ mạng lưới giám sát động vật hoang dã phi chính phủ đã chỉ ra số liệu các loài chim bị săn trộm và buôn bán trái phép hàng đầu trong thời gian phong tỏa thành phố bao gồm: sáo mỏ ngà, vàng anh gáy đen, bồ câu nâu tai trắng, vẹt treo cổ Philippine, quạ mỏ lớn, bồ câu xanh cổ hồng, bồ câu đốm, đại bàng biển lưng đỏ, chào mào Philippine, cú mèo Philippine, chào mào đít vàng, và vành khuyên mắt trắng.
Trong số các loài bị buôn bán trực tuyến, có vài loài hiện nằm trong danh sách cực kì nguy cấp.
Một cá thể hoặc một cặp chim có thể bán được khoảng 400 Peso hoặc có thể lên đến 20,000 Peso cho một con chim ăn thịt (~200,000VNĐ – 9,800,000VNĐ).
Những nỗ lực vô nghĩa
Sy chia sẻ kẻ trộm thường sử dụng 1 con chim mồi để để bắt các con chim khác trong tự nhiên. Cách thường dùng nhất là sử dụng một chiếc lồng có dây để con mồi kêu đau và thu hút những con chim khác hoặc cách nữa là dùng một cái bẫy thô sơ, với một con gà trống thuần hóa làm mồi nhử, để thu hút những con gà rừng.
Năm 2018, Facebook đã tham gia một liên minh quốc tế nhằm chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã, tuy vậy các chuyên gia bảo tồn tự nhiên nhận thấy Facebook chưa có thành tựu nào trong việc loại bỏ các nội dung bất hợp pháp khỏi nền tảng này.
Sy cho rằng các thuật toán của Facebook cho phép người dùng cảnh báo về các hoạt động trái phép chỉ là một trong “các nỗ lực vô nghĩa.”
Nguồn tại đây