Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy, nhiều loài động vật hoang dã được nhân giống để làm thức ăn ở Việt Nam đang mang trong mình virus corona, và việc buôn bán động vật hoang dã đã nhanh chóng làm lây lan mạnh hơn những virus này sang những động vật chưa bị nhiễm bệnh.
Nghiên cứu không tìm thấy chủng virus corona đã gây ra COVID-19, nhưng nó cho thấy cách nền thương mại động vật hoang dã toàn cầu trị giá 300 tỷ USD này đã khuếch đại sự lây lan của virus và khiến chúng tiếp xúc với con người. Hầu hết các nhà khoa học nghi ngờ rằng quá trình này chính là nguồn gốc của sự xuất hiện COVID-19 tại một chợ thịt tươi ở Vũ Hán.
Giáo sư Hamish McCallum, nhà sinh thái học về bệnh động vật hoang dã tại Viện nghiên cứu Tương Lai Môi Trường thuộc Đại học Griffith cho biết, “những kết quả này khá giống với những gì chúng ta mong đợi.”
Nếu bạn muốn tìm một cách để lây lan virus giữa các loài và khuếch đại chúng, thì không có cách nào tốt hơn là buôn bán động vật hoang dã.” Dù con người chỉ bị ảnh hưởng bởi vài trăm loại virus khác nhau nhưng các nhà khoa học tin rằng có thể có khoảng 1,67 triệu virus khác đang tồn tại trong ở động vật có vú và các loài chim nước.
Các nhà khoa học chưa thể trả lời rằng loại nào trong những virus đó có thể lây nhiễm từ động vật sang người. Tuy nhiên các virus corona đặc biệt có khả năng lây nhiễm theo con đường này tiêu biểu chúng gây ra các dịch bệnh như SARS, MERS và COVID-19.
Chưa kể cuộc khủng hoảng khí hậu và hủy hoại môi trường sống đang đưa các loại động vật và con người lại gần nhau hơn. Khi các động vật hoang dã khác nhau được nuôi nhốt hay sinh sống trong khu vực gần nhau, virus có thể lây nhiễm chéo giữa các động vật, hoán đổi gen và sau đó có khả năng lây sang người. Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2012 đến 2014 và được đăng tải lên medRxiv vào ngày 10 tháng 6 cho thấy khả năng tin cậy cao của nó.
Việt Nam đã trở thành một trung tâm lớn của nạn buôn bán động vật hoang dã, phần lớn có liên quan đến Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi việc buôn bán chuột tại Việt Nam, khoảng 3400 tấn chuột sống được xử lý hàng năm để tiêu thụ tại 70 địa điểm, bao gồm các trang trại, chợ và nhà hàng.
Việt Nam có một ngành công nghiệp chăn nuôi động vật hoang dã đáng kể, nơi nuôi nhốt các loài gặm nhấm, lợn rừng, rắn, hươu và cá sấu để bán cho các nhà hàng, phần lớn được bán cho Trung Quốc. Họ cũng tận dụng những con dơi sống trong “các trang trại phân bón”, được nuôi gần các thị trấn để mọi người có thể thu hoạch phân của dơi làm phân bón.
Trong số 1506 con dơi và chuột được thử nghiệm, một phần ba trong số chúng đã bị phát hiện dương tính với coronavirus. Mỗi khu chợ buôn bán động vật gặm nhấm và gần như tất cả các trang trại dơi đều có động vật bị nhiễm virus.
Các tác giả của bài báo này đã lưu ý rằng tỷ lệ động vật bị nhiễm virus corona tăng lên khi họ theo dõi chuỗi cung ứng từ trang trại đến các bàn ăn/ đĩa thức ăn.
Điều đó rất có lý, giáo sư McCallum nói. Việc nhồi nhét các con vật lại với nhau trong suốt hành trình từ trang trại đến lúc chúng thành các món ăn cho phép virus lây lan từ sinh vật này sang sinh vật khác. Căng thẳng và thiếu thức ăn có lẽ làm gia tăng sự lan truyền virus giữa các loài động vật.
Nghiên cứu được đồng tác giả bởi bác sĩ thú y của Trung tâm Sức khỏe Động vật hoang dã Úc, Leanne Wicker. “Gây nuôi động vật hoang dã đã được khuyến khích ở Việt Nam và các quốc gia tiêu thụ động vật hoang dã khác ở châu Á. Nghiên cứu đã xác nhận các nguy cơ mà các trang trại này gây ra cho động vật và sức khỏe cộng đồng”, cô nói.
“Các điều kiện trong các trang trại động vật hoang dã thực sự rất đáng quan ngại, người nuôi thiếu kiến thức về chăn nuôi/ sức khỏe và dinh dưỡng của các loài hoang dã đã khiến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong trở nên rất cao. Nói một cách đơn giản, chúng thật sự kinh khủng.”
Tiến sĩ Wicker nhấn mạnh rằng các chợ thịt tươi không phải là vấn đề duy nhất – đó là toàn bộ chuỗi cung ứng động vật hoang dã, từ canh tác hợp pháp – và săn bắn bất hợp pháp đến việc tiêu thụ. Nghiên cứu này vẫn chưa được đánh giá nghiêm ngặt hoặc được công bố trên một tạp chí học thuật, có nghĩa là những phát hiện của nó cần được xử lý một cách thận trọng.
Nghiên cứu được tài trợ bởi PREDICT – một chương trình do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ được thiết kế để dự đoán đại dịch tiếp theo. Chương trình này đã bị cắt tài trợ ngay trước khi COVID-19 xuất hiện.
Úc đã kêu gọi lệnh cấm buôn bán động vật hoang dã vì chúng là nguồn gây đại dịch tiềm năng. Tuy nhiên, Giáo sư McCallum gọi phương pháp này có khả năng phản tác dụng.
“Nếu bạn khiến các thị trường động vật hoang dã phải hoạt động ngầm, bạn sẽ mất mọi khả năng để điều tiết chúng. Và có một số chủ nghĩa thực dân mới đang diễn ra ở đây – chợ cá Sydney là một chợ thịt tươi. Điều cần thiết là thị trường động vật hoang dã cần được quản lý tốt hơn.”
Dịch bởi: CHANGE & WildAid Team
▪️ Nguồn (English): https://bit.ly/3hw1wXP