Trùm buôn lậu tê giác có tên trong danh sách bị xét xử công khai

19 tháng Chín, năm 2016 

Tony Carnie

Tên của hơn 50 công dân Việt Nam bị cáo buộc cầm đầu các vụ giết hại tê giác tại Nam Phi và những tội phạm từ nhiều quốc gia khác sẽ được tiết lộ tại một “phiên toà công khai” phát sóng trực tiếp trên internet.

Đây là hệ quả từ việc Chính phủ Việt Nam đã không quyết liệt trong việc truy tố và đóng cửa mạng lưới buôn bán động vật hoang dã, có “trụ sở” tại một ngôi làng ở ngoại ô Hà Nội.

Một khay đồ trang trí từ sừng tê giác được bán ở vùng ngoại ô thủ đô Việt Nam, Hà Nội. Hình ảnh này được chụp lại bởi các nhà điều tra bí mật Ủy ban Công lý Động vật hoang dã, Hà Lan.

Ủy ban Công lý Động vật hoang dã (Wildlife Justice Commission), một tổ chức phi chính phủ thành lập năm ngoái với mục đích xoá sổ các nhóm tội phạm động vật hoang dã xuyên quốc gia, đã tuyên bố sẽ tiết lộ danh tính 51 nghi phạm Việt Nam tại phiên điều trần công cộng từ ngày 14-15 tháng 11 tại The Hague, Hà Lan.

Đây là kết quả sau một cuộc điều tra kéo dài 1 năm về việc buôn bán ở làng Nhị Khê và hàng trăm trang sức cùng với sản phẩm động vật hoang dã  được phát hiện có dính líu đến các vụ giết hại tê giác, voi, hổ, gấu, tê tê, rùa và chim mỏ sừng.

Mặc dù Ủy ban Công lý Động vật hoang dã không có thẩm quyền pháp lý quốc tế, kết quả của cuộc điều tra vẫn được trình bày với Ủy ban chuyên trách, trong đó có 3 thẩm phán quốc tế giàu kinh nghiệm.

Ủy ban được bổ nhiệm gồm có chánh án người Canada, Philippe Kirsch, QC, cựu chủ tịch của Toà án hình sự Quôc tế tại Hague. Các thành viên khác gồm thẩm phán Diego Garcia-Sayan, cựu Bộ Trưởng Bộ Tư pháp và Ngoại giao Peru, hiện đang là thẩm phán của Toà án Nhân quyền Liên Mỹ, và chánh án Isaac Lenaola, chủ tịch Bộ phận Hiến pháp và Nhân quyền của Tòa án Tối cao Kenya, Phó thẩm phán của Tòa án Tư pháp Đông Phi.

Hai người còn lại là nhà báo Anh Misha Glenny và Edgardo Buscaglia, một giáo sư về tội phạm và tham nhũng có tổ chức.

Người đứng đầu Ủy ban Công lý Động vật hoang dã, Olivia Swaak-Goldman cho biết: “Chúng tôi đã cung cấp cho các nhà chức trách Việt Nam các thông tin cần thiết để truy tố những tên tội phạm.

“Chúng tôi đã hỗ trợ và làm việc với các bên liên quan để khuyến khích các nhà chức trách Việt Nam hành động, nhưng cho đến nay vẫn không có kết quả.  Các bằng chứng cho thấy rằng số lượng sừng tê giác tương đương với một nửa số tê giác bị săn bắn hàng năm tại Nam Phi đều đi qua ngôi làng này. ”

Cô cho biết hồ sơ 5000 trang về các sự kiện (ghi nhận từ quá trình điều tra) đã được gửi đến cơ quan chức năng Việt Nam chín tháng trước, nhưng chính phủ không hề có hành động chống lại những đối tượng bị tình nghi.

“Chúng tôi không còn lựa chọn nào ngoài công bố những bằng chứng này tại một diễn đàn quốc tế. Chúng tôi tin tưởng các chuyên gia, với sự công tâm sẽ công nhận những phát hiện này và yêu cầu hành động”

Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi không có bình luận về vụ việc này.

Ủy ban Công lý Động vật hoang dã tuyên bố họ tìm thấy các bộ phận và sản phẩm nghi ngờ có nguồn gốc từ 579 con tê giác, voi 907 và 225 con hổ.

Không xác định được vì sao các điều tra viên thuộc uỷ ban đạt được kết luận này dù không có bằng chứng về DNA tê giác trong các vật phẩm điêu khắc.

Tuy nhiên, Ủy ban cho biết họ cũng hy vọng sẽ gọi được các chuyên gia tại Nam Phi ra làm nhân chứng tại phiên điều trần, được phát sóng trực tiếp trên trang web www.wildlifejustice.org.

Swaak-Goldman – một cựu quan chức của Tòa án hình sự quốc tế – cho biết một nhật ký điều tra riêng biệt đã được trao cho chính quyền Trung Quốc hồi đầu năm nay, chi tiết hoá các bằng chứng về sự tham gia của các công dân Trung Quốc trong buôn bán động vật hoang dã.

“Dù đã có những bằng chứng áp đảo, và sự can thiệp sâu rộng từ quốc tế, chính phủ Việt Nam vẫn thất bại trong các hành động nhằm đóng cửa mạng lưới tội phạm này.

Trong khi quan sát thấy rằng chính quyền Việt Nam đã thực hiện một số bước để giải quyết hoạt động mua bán công khai bất hợp pháp ở Nhị Khê, các nhà điều tra của chúng tôi cho thấy các con buôn vẫn còn hoạt động lén lút và rao bán trên mạng xã hội. Hơn nữa, tội phạm đã di chuyển đến các địa điểm khác gần Nhị Khê và phía bắc Hà Nội.

“Ngược lại, chính quyền ở Trung Quốc – thị trường chính của các sản phẩm này – cho biết họ đang nghiêm túc xử lý vụ việc. Ủy ban Công lý Động vật hoang dã hoan nghênh sự sẵn sàng hành động của họ.”

Tuần trước, Bộ trưởng Môi trường Nam Phi Edna Molewa khẳng định rằng, ít nhất 702 con tê giác đã bị săn bắn trên toàn quốc trong năm nay.

Nhóm bảo tồn WWF đã gia tăng áp lực đối với Việt Nam vì đã không thể trấn áp nạn buôn bán sừng tê giác bất hợp pháp “tràn lan” ở nước này.

“Biểu hiện thực thi pháp luật kém của Việt Nam nói lên rằng: chấm dứt việc buôn sừng tê giác bất hợp pháp và cứu lấy tê giác châu Phi rõ ràng không phải ưu tiên của chính phủ”, phát ngôn viên của WWF, Ginette Henley phát biểu vào tuần trước.

 

Nguồn: http://www.iol.co.za/news/crime-courts/rhino-trade-kingpins-to-be-named-…

Dịch: Nguyễn Hoàng Anh Thư

One Comment
  • Đúng! Phải thật nghiêm minh như thế mới loại bỏ được những thành phần tồi tệ

Leave A Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

back to top