SỬ DỤNG PHÂN TÍCH THÔNG TIN TÌNH BÁO ĐỂ CỨU HỘ HỔ Ở ĐÔNG NAM Á

Với số lượng cá thể hổ chỉ còn dưới 3,900 con còn lại trong tự nhiên, chúng ta cần tập trung vào những giải pháp hiệu quả hơn để giải quyết nạn buôn bán các bộ phận và sản phẩm từ hổ. Điều tra và phân tích các hình thức tội phạm động vật hoang dã (ĐVHD) nghiêm trọng và có tổ chức có thể mang lại lợi thế chiến lược trong cuộc chiến đòi công lý cho ĐVHD. 

Ngày Quốc tế Hổ năm nay đánh dấu thời điểm những con vật tuyệt vời này đang phải đối mặt với tình trạng nguy cấp hơn bao giờ hết. Môi trường sống bị thu hẹp và nạn buôn bán kéo dài đã khiến Hổ được liệt vào danh sách loài “Nguy cấp” trong Sách đỏ của IUCN; với số lượng vỏn vẹn dưới 3.900 cá thể còn lại trong tự nhiên. Hiện hổ hoang dã đã tuyệt chủng tại Trung Quốc, Việt Nam và Lào. Các quần thể ở Malaysia và Myanmar bị giảm sút nghiêm trọng, khi chỉ còn 200 cá thể hổ Malayan được cho là vẫn còn trong tự nhiên. Việc mất đi một trong những loài ăn thịt lớn sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trên diện rộng đến hệ sinh thái. Tuy nhiên, bất chấp nguy cơ tuyệt chủng hiện hữu của loài hổ, nhu cầu về các sản phẩm từ hổ vẫn đang ở mức cao, đặc biệt là ở Việt Nam. Việc buôn bán hổ khắp châu Á vẫn liên tiếp diễn ra, với những chiếc răng và móng hổ được săn lùng ráo riết để sử dụng làm đồ trang sức.

Một ngành kinh doanh bất hợp pháp có lợi nhuận

Trong 4 năm qua, những chiếc răng nanh hổ được cung cấp cho các đặc vụ của Uỷ ban Tư pháp ĐVHD (Wildlife Justice Commission – WJC) có giá dao động từ 300 – 3.000 USD trên thị trường chợ đen Việt Nam. Tại Lào, giá thị trường cho những sản phẩm này trung bình khoảng 1.500 USD.

Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá cả, chẳng hạn như giá trị bọc răng, kích thước của răng, số lượng sản phẩm người mua mong muốn và vận chuyển hàng hoá, Rất nhiều kẻ buôn bán mà WJC tiếp cận được còn đề nghị bao dịch vụ giao hàng đến Trung Quốc. 

Loài hổ Mã Lai

Hổ Mã Lai thường trở thành mục tiêu được nhắm đến của những kẻ săn bắt nhằm đáp ứng nhu cầu về các bộ phận và sản phẩm từ hổ. Trong 70 năm qua, số lượng hổ hoang dã tại Malaysia đã giảm mạnh hơn 93%.

Số lượng cá thể còn lại đang phải chịu nhiều áp lực hơn bao giờ hết. Các cơ quan hành pháp và các nhà bảo tồn đang cố gắng hết sức để ngăn chặn làn sóng này, nhưng với một phân loài dễ bị tổn thương như vậy, mỗi cá thể hổ mất đi đều để lại sự xót xa. Kể từ năm 2016, đã có 18 vụ bắt giữ hổ hoặc các sản phẩm từ hổ ở Malaysia được ghi nhận:

Người ta ước tính rằng các bộ phận hổ bị bắt giữ ở Malaysia từ năm 2016 thuộc về tối thiểu 19 cá thể hổ, chiếm khoảng 10% số lượng hổ ước tình còn lại trong tự nhiên tại đây. Nhu cầu liên quan đến nanh hổ ngày một tăng cao đồng nghĩa với những mối đe doạ ngày càng lớn tới loài hổ Mã Lai. Cục Động vật Hoang dã và Công viên Quốc gia Malaysia (DWNP) ghi nhận tổng cộng 134 vụ “xung đột” xảy ra giữa người và hổ trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019.

Hổ đã bị săn trộm như thế nào?

Sử dụng bẫy dây là một phương pháp săn bắt trộm hổ tàn ác và bừa bãi thường được sử dụng ở Malaysia. Đây là phương pháp rẻ tiền, hiệu quả và dễ thực hiện, nhưng đã tàn phá các quần thể ĐVHD trên khắp Đông Nam Á. Chỉ tính riêng từ năm 2014 đến năm 2019, các kiểm lâm viên ở Công viên Hoàng gia bang Belum ở Malaysia và khu bảo tồn rừng Temengor đã tìm thấy và loại bỏ 1.272 chiếc bẫy.

Ít nhất cũng có một thông tin tích cực. Từ năm 2017, năng lực của các đội kiểm lâm tại các khu vực này đã được cải thiện. Vào năm 2020, tổng cộng 15 đội tuần tra trong Khu phức hợp rừng Belum – Temengor đã thu hồi được 38 bẫy, chỉ có 7 trong số đó còn hoạt động. Uỷ ban Công lý Động vật Hoang dã cũng đã làm việc để hỗ trợ quỹ Động vật Hoang dã Thế giới tại Malaysia (WWF Malaysia) để giải quyết các trường hợp phạm tội liên quan đến hổ trong khu vực. WWF Malaysia đã theo dõi thêm 11.000km khu phức hợp rừng mỗi năm từ năm 2019. Các biện pháp kết hợp này đã tạo ra kết quả ấn tượng: 98% số bẫy giảm trong khu vực từ năm 2017.

Sự hội tụ của tội ác: những con hổ bị bắt trong trận giao tranh 

Trong khi các cơ quan thực thi pháp luật và các tổ chức phi chính phủ tại Đông Nam Á đang nỗ lực đẩy mạnh cuộc chiến chống tội phạm về ĐVHD, đây vẫn là miếng mồi hấp dẫn đối với các mạng lưới tội phạm có tổ chức và xuyên quốc gia. Điều này đã được nêu rõ trong một báo cáo gần đây của WJC về các tội phạm kết hợp. 

Trong vụ án này, WJC đã thu thập các thông tin tình báo về một tổ chức buôn bán các sản phẩm từ hổ Mã Lai. Tổ chức tội phạm này cũng thường xuyên tham gia vào các hoạt động phi pháp khác như buôn người, đưa phụ nữ Việt Nam sang làm việc trái phép tại Malaysia.

Đường dây này do một trùm Campuchia quản lý, đưa người Việt Nam sang Malaysia sang khai thác trầm hương trái phép. Có ít nhất 7 người là nạn nhân của đường dây buôn bán trầm hương trái phép này. Những cá nhân này có cơ hội săn trộm hổ và các sản phẩm từ ĐVHD khác để có thêm thu nhập. Dựa trên những thông tin nhận được từ WJC, cơ quan chức năng Malaysia đã bắt giữ các nghi phạm và thu giữ các sản phẩm từ hổ, gấu và ngà voi.

Hành vi phạm tội tương tự cũng được phát hiện vào đầu tháng Bảy, khi 4 người Malaysia, 2 người Campuchia và 1 người Việt Nam đã bị bắt trong một chiến dịch truy bắt của Cục Động vật hoang dã và Công viên Quốc gia Malaysia (PERHILITAN). Các nhân viên hành pháp đã thu giữ các sản phẩm từ hổ và nhiều sản phẩm từ ĐVHD bất hợp pháp khác trong quá trình làm việc. Một trong những kẻ bị bắt là một tội phạm ĐVHD cao cấp bị tình nghi, có liên quan đến nhiều vụ săn bắt voi, hổ và các loài ĐVHD khác. Tổng Giám đốc Datuk Abdul Kadir Abu Hashim của PERHILITAN cho biết: “Vụ bắt giữ đã giúp bộ giải quyết một số trường hợp liên quan đến những người săn bắt voi trong ba năm qua.”

Trong cả hai vụ, các bộ phận và sản phẩm từ hổ đều đã được thu hồi trong quá trình điều tra. Những vụ án như vậy chứng tỏ rằng việc săn bắt trộm và buôn bán hổ thường không xảy ra một cách riêng lẻ: tội phạm về ĐVHD là một hoạt động phạm tội xuyên quốc gia. Tội phạm quốc tế vẫn bị thu hút bởi tiềm năng sinh lời từ việc buôn bán ĐVHD, và hiện tượng nhiều tội phạm kết hợp đang là một vấn đề phổ biến khi các mạng lưới tội phạm luôn tìm cách “đa dạng hoá” các danh mục phạm tội của chúng.

Phân tích tình báo: yếu tố bước ngoặt trong cuộc chiến bảo vệ hổ

Tội phạm phụ thuộc rất nhiều vào sự kết nối. Phân tích thông tin tình báo là một công cụ thiết yếu để xác định được điểm hội tụ và quản lý rủi ro từ các tổ chức tội phạm một cách có chiến lược. Bằng cách sử dụng phân tích thông tin tình báo để cung cấp những hiểu biết về mối liên hệ giữa các loại tội phạm, các cơ quan chức năng có thể có nhiều cách để xử lý các tội phạm về ĐVHD. 

Tội phạm về ĐVHD cũng có thể là đầu mối điều tra dễ dàng cho việc điều tra các loại tội phạm liên quan khác. Việc sử dụng luật bảo vệ ĐVHD tại một số quốc gia có thể tạo cơ hội thực thi pháp luật, ví dụ cho phép hành động mà không cần lệnh và kiểm tra cơ sở tình nghi bất cứ lúc nào. 

Các lực lượng đặc nhiệm và điều tra đa cơ quan là một chiến lược mạnh mẽ để giải quyết vấn đề hội tụ, đưa ra luật thay thế, quyền hạn và chuyên môn để sử dụng tối đa luật pháp nhằm theo đuổi công lý.

Theo Uỷ ban Tư pháp ĐVHD (Wildlife Justice Commission)

Leave A Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

back to top