Tất cả chủng loài tê giác đều đang bị đe dọa nghiêm trọng, ngoại trừ tê giác trắng miền Nam đã được phục hồi từ những năm 1960, từ 50 lên đến 200.000 cá thể. Sự biến mất đột ngột của loài tê giác Phi Châu trên khắp mọi nơi ngoài biên giới Nam Phi đã được chặn lại bởi những hành động mạnh mẽ dựa trên Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang dã nguy cấp (CITES: Convention of the International Trade of Flora and Fauna). Công ước CITES cũng đã dẫn đến việc xử phạt kinh tế dưới thời chính quyền Clinton đối với Đài Loan và việc cấm buôn bán sừng tê trong nước (lệnh cấm quốc tế đã được đặt ra từ 1975) tại Trung Quốc, Hồng-Kông và Đài Loan.
Quá trình này bao gồm việc bắt giữ các cá nhân kinh doanh sừng tê giác, tiêu hủy công khai sừng tê tại Trung Quốc và vô số các hoạt động công khai khác liên quan đến việc xử phạt tại Đài Loan. Trong khoảng những năm từ 1994 – 2008, số lượng tê giác đen và tê giác trắng miền Nam đều tăng lên ổn định.
Từ năm 2008, nạn săn bắn trái phép bắt đầu gia tăng. Tính đến năm vừa qua, cả thế giới đã phải chứng kiến mức độ săn bắn trái phép kỷ lục tại Nam Phi và Zimbabwe với thị trường tiêu thụ chính là Việt Nam và Trung Quốc. Nội trong năm 2012, 668 cá thể tê giác đã bị giết để lấy sừng tại Nam Phi; tính đến đầu tháng 11 năm 2013, trên 860 cá thể đã bị giết.
Tại thời điểm này, việc săn bắn tê giác hợp pháp tại Nam Phi đã có sự nhúng tay của các băng nhóm tội phạm Việt Nam. Một lượng lớn “chiến lợi phẩm” sừng tê từ Nam Phi bị tuồn sang Việt Nam một cách bất thường. Lượng sừng tê này được sử dụng để thỏa mãn thị thường tiêu thụ mới nổi tại Việt Nam. Thêm vào đó, các hoạt động kinh tế của Trung Quốc tại Nam Phi cũng làm gia tăng thêm mối quan ngại về việc buôn lậu sừng tê sang nước này.
Trong khi hàng chục triệu đô-la được chi ra mỗi năm để nghiên cứu và bảo vệ tê giác trong tự nhiên, nhưng kể từ khi các biện pháp can thiệp được thực thi vào năm 1993 chỉ có vài trăm nghìn đô-la được sử dụng để giải quyết vấn đề gốc đã thúc đẩy việc săn bắn phi pháp chính là nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác.
Vào năm 2013, WildAid đã khởi động một chiến dịch kéo dài 3 năm nhằm làm giảm nhu cầu tiêu dùng sừng tê tại Việt Nam và Trung Quốc với các mục tiêu:
- Nâng cao nhận thức tại Việt Nam và Trung Quốc về vấn nạn săn bắn tê giác trái phép.
- Hỗ trợ các nhà lập pháp tại Việt Nam trong ban hành luật cấm kinh doanh sừng tê giác và tăng cường thực thi luật tại đây và ở Trung Quốc.
- Làm giảm rõ rệt nhu cầu sừng tê tại Việt Nam và Trung Quốc.
Bằng cách mở rộng một chiến dịch truyền thông toàn diện (thông qua các cơ quan truyền thông đại chúng như TV, đài phát thanh, các ấn phẩm tạp chí, internet, mạng xã hội cùng với các đơn vị truyền thông chuyên biệt như các màn hình chiếu trên xe lửa, taxi, sân bay, trong các chuyến bay, các cao ốc văn phòng, bệnh viện) chúng tôi hướng đến việc đảm bảo các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam sẽ quan tâm đến công tác bảo vệ loài tê giác về lâu dài.
Bằng cách liên kết với chính phủ, những người nổi tiếng, các cơ quan truyền thông, các tập đoàn và các tổ chức dân sự xã hội ở Việt Nam và Trung Quốc, chiến dịch sẽ tạo ra và phát triển các nguồn lực có tầm ảnh hưởng lớn nhằm thúc đẩy một sự thay đổi đáng kể và lâu dài trong nhu cầu về sừng tê cùng nạn buôn bán bất hợp pháp và không bền vững các sản phẩm hoang dã này.
Các cột mốc quan trọng của chiến dịch:
- 03/2013: Đưa ra báo cáo “Nhu cầu sừng tê giác”, chỉ ra sự thiếu hiểu biết trầm trọng của người dân Trung Quốc về nạn săn bắn tê giác trái phép và về việc sẵn sàng cấm sừng tê giác một khi thực tế về nạn buôn bán được chỉ rõ
- 04/2013: Cùng với ngôi sao bóng rổ Diệu Minh và Quỹ động vật hoang dã châu Phi, WildAid bắt đầu chiến dịch “Nói không với sừng tê giác” tại Bắc Kinh
- 04/2013: CCTV và hơn 20 kênh truyền hình trình chiếu những thông điệp truyền thông với hình ảnh từ những chuyến thăm châu Phi của Diệu Minh.
- 05/2013: Diễn viên hàng đầu Trung Quốc Lý Băng Băng ghi hình thông điệp truyền thông để phát sóng tại Trung Quốc và Việt Nam
- 06/2013: Đại sứ WildAid Thành Long ghi hình thông điệp truyền thông để phát sóng tại Trung Quốc và Việt Nam
- 06/2013: Đại sứ WildAid, diễn viên Lý Mỹ Kỳ ghi hình thông điệp truyền thông để phát sóng tại Trung Quốc và Việt Nam
- 09/2013: Cùng với Quỹ động vật hoang đã châu Phi, WildAid chính thức khởi động chiến dịch “Nói không với sừng tê giác” tại Việt Nam
- 09/2013: Cùng Quỹ động vật hoang đã châu Phi, WildAid chính thức ra mắt video truyền thông trực tuyến mang tên “Sự thật kinh hoàng” bằng ba ngôn ngữ: Tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Việt
- 09/2013: Công tước xứ Cambridge (Hoàng tử William), ngôi sao thể thao David Beckham, và Diệu Minh gặp mặt tại Luân-đôn để ghi hình hai clip thông điệp truyền thông cho WildAid
- 09/2013: Khởi động lại blog của Diệu Minh về những chuyến thăm lại Kenya của anh và tiếp tục ghi hình bộ phim tài liệu “Sự kết thúc của hoang đã” sẽ được phát sóng vào 2014
- 10/2013: Đại sứ WildAid, nghệ sĩ, nhà hoạt động Asher Jay tạo nên chiến dịch truyền thông “Sừng máu” và “Gấu trúc của châu Phi” tại Trung Quốc và một sáng kiến truyền thông xã hội bằng tiếng Ạnh
- 11/2013: Trung tâm giáo dục thiên nhiên Việt Nam tham gia chiến dịch “Nói không với sừng tê giác” tại Việt Nam, hỗ trợ công tác tiếp cận cộng đồng thông qua phát sóng trên truyền hình.
- 11/2013: Cùng với NBA Cares, WildAid khởi động chiến dịch phát sóng và truyền thông đại chúng tại Trung Quốc với sự tham gia của các vận động viên
- 12/2013: Chúng tôi chạy một thông điệp truyền thông công ích có tên “Tình cha” với sự tham gia của Công tước xứ Cambridge (Hoàng tử William), ngôi sao thể thao David Beckham, và Yao Ming.
- 01/2014: Yao Ming xuất hiện trên CNN International để trò chuyện về nhu cầu sử dụng ngà voi và việc ông tận mắt chứng kiến những con voi đã bị giết cho nhu cầu lấy ngà đó nhân chuyến tham quan châu Phi với WildAid.
- 01/2014: Nam Phi thông báo rằng 1004 sừng tê giác đã bị săn trong năm 2013, tăng mạnh từ chỉ 13 sừng trong năm 2007. Bên cạnh đó, 37 con tê giác bị giết để lấy sừng sừng trong vài tuần đầu tiên của năm 2014.